Trường THCS Trinh Lợi tổ chức buổi tuyên truyền về "Luật trẻ em".

Thứ sáu - 22/11/2024 20:35
Sáng ngày 22 tháng 11 năm 2024 Liên Đội Trường THCS Trinh Lợi tổ chức buổi tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường về "Luật trẻ em".
Untitled
Untitled
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” luôn là câu châm ngôn trong việc khẳng định mạnh mẽ sự cần thiết và quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em – những chủ nhân tương lai của nhân loại. Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã và đang được toàn xã hội hết sức quan tâm. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi xảy ra không ít những vụ việc xâm hại đến trẻ em gây nên nỗi bất an và lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990.
       Vào ngày 5 tháng 4 năm 2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật Trẻ em 2016 thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của năm 2004. Tên gọi mới này vừa ngắn gọn vừa phản ảnh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi điều chỉnh của luật về đối tượng đặc thù là trẻ em. Luật Trẻ em gồm 7 chương với 106 điều cụ thể như sau:

         Chương I về Quy định chung; gồm 11 điều từ điều 1 đến điều 11
         Chương II Quy định về Quyền và Bổn phận của trẻ em gồm 30 điều từ (từ điều 12 đến điều 41).
         Chương III Quy định về chăm sóc và giáo dục trẻ em; gồm từ 5 điều từ điều 42 đến điều 46.
         Chương IV Quy định về Bảo vệ trẻ em gồm 27 điều từ điều 47 đến điều 73.
         Chương V Quy định về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em gồm 5 điều từ điều 74 đến điều 78

         Chương VI Quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em gồm 24 điều từ điều 79 đến điều 102.
         Chương VII Quy định về điều khoản thi hành gồm 4 điều từ điều 103 đến điều 106.
         Luật Trẻ em năm 2016 có một số nội dung cơ bản, như sau:
Học sinh trường THCS
Tuyên truyền cho học sinh toàn trường

Thứ nhất, khái niệm về trẻ em. Theo Điều 1, Luật Trẻ em quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
         Thứ hai, các hành vi bị nghiêm cấm Theo Điều 6, Luật trẻ em quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: - Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em… Theo quy định tại Khoản 2 Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 thì: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể con, cháu là người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định, nghiêm cấm các hành vi bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em… Khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định: Người nào bán ma túy cho người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

         Thứ ba, quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Luật Trẻ em quy định 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm: Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ; Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em không nơi nương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em vi phạm pháp luật; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; Trẻ em bị bóc lột; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em bị mua bán; Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
   
TT tại lớp học
Tuyên truyền đến từng lớp học
   
a123


Thứ tư, quy định cụ thể các quyền cơ bản của trẻ em Theo quy định từ Điều 12 đến Điều 36 ở chương 2 của Luật Trẻ em có 25 nhóm quyền của trẻ em như sau: Quyền sống; Quyền được khai sinh và có quốc tịch; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bí mật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật;Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.
a1

Thứ năm, các quy định về bổn phận của trẻ em Theo quy định từ Điều 37 đến Điều 41 ở chương 2 của Luật Trẻ em có 05 nhóm bổn phận của trẻ em như sau: Bổn phận của trẻ em đối với gia đình; Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội; Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước; Bổn phận của trẻ em với bản thân.
       Thứ sáu, quy định về chăm sóc và giáo dục trẻ em Luật Trẻ em 2016, tại chương 3 quy định về chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm có 5 điều cơ bản, cụ thể:
 - Bảo đảm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
 - Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em;
 - Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em;
 - Bảo đảm về điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em;
 - Bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em

         Thứ bảy, quy định về các cấp độ bảo vệ trẻ em Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em được bảo vệ theo 03 cấp độ, cụ thể:
- Cấp độ phòng ngừa: Gồm các biện pháp áp dụng với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại. (Điều 48).
- Cấp độ hỗ trợ: Gồm các biện pháp áp dụng với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm, loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. (Điều 49).
- Cấp độ can thiệp: Gồm các biện pháp áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
a12

Thứ tám, trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên trong gia đình đối với trẻ em Theo Điều 75, Luật trẻ em quy định cha mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây: Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em phù hợp với độ tuổi, sự phát triển của trẻ em và điều kiện, hoàn cảnh của gia đình; Tạo điều kiện, hướng dẫn trẻ em tiếp cận các nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển toàn diện của trẻ em; Tạo điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng đối với những quyết định, vấn đề của gia đình liên quan đến trẻ em;Không cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
       Thứ chín, trách nhiệm của Nhà trường, cơ sở giáo dục khác đối với trẻ em Theo Điều 76, Luật Trẻ em quy định Nhà trường, cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm sau đây: Tổ chức và tạo điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội; Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật và quy định về giáo dục có liên quan đến học sinh; công khai thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ nuôi dưỡng và các khoản đóng góp theo quy định; Tạo điều kiện để trẻ em được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chất lượng dạy và học; quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em trong môi trường giáo dục và những vấn đề trẻ em quan tâm; Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em.
          Thứ mười, Trách nhiệm của gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục đối với trẻ em. Theo quy định từ Điều 96 đến Điều 102 Luật Trẻ em quy định gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục có những nhóm trách nhiệm sau:
- Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha, mẹ;
-Khai sinh cho trẻ em;
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;

- Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em;
- Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;

-Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em;
- Quản lý trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em; Luật trẻ em 2016 đã kế thừa những quy định cơ bản của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, đồng thời sửa đổi bổ sung rất nhiều quy định mới nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Công ước Quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn hiện nay.
            Trên đây là bài tuyên truyền về Luật trẻ em của trường THCS Trinh Lợi


 

Tác giả bài viết: Lê Văn Quynh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Liên kết website

 Trò giỏi Xứ Nghệ

 THỐNG KÊ

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay637
  • Tháng hiện tại21,252
  • Tổng lượt truy cập583,004
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây